Chuyển đến nội dung chính

Kiệt tác di sản kiến trúc Đông Dương

Bộ ngoại giao việt nam

Trong toàn bộ di sản kiến trúc của Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến có những công trình kiến trúc tiêu biểu mà người Pháp để lại và chúng ta cần trân trọng lưu giữ. Theo PGS.TS Phạm Xanh, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXHNV Hà Nội: Năm 1873 là năm đánh dấu sự xâm nhập Hà Nội của người Pháp. Ít lâu sau, họ bắt đầu xây dựng các công trình kiên cố trên khu nhượng địa.

Từ những dấu ấn đầu tiên

Tháng 10/1875, người Pháp khởi công xây dựng các công trình như Tòa lãnh sự, các tòa nhà hai tầng làm nơi ở cho sỹ quan, trụ sở chỉ huy quân sự, trại lính và kho tàng… Đây là những công trình kiến trúc đầu tiên mang dấu ấn văn minh Pháp hiện hữu trên mảnh đất Hà Nội mà bây giờ ta vẫn có thể thấy trong khu Bệnh viện Quân đội 108. Chính nơi này trở thành “vườn ươm văn hóa Pháp” tại Hà Nội.
Tiếp đó, một loạt các công trình như: Phủ Thống sứ, Dinh Toàn quyền, nhà Bưu điện, khách sạn Metropol… cũng được xây dựng. Hầu hết các công trình này đều do các kiến trúc sư Pháp thiết kế theo phong cách cổ điển nhằm tạo sự trang nghiêm, đồ sộ để biểu hiện sự vững vàng của chính quyền bảo hộ và mong muốn ở lại Việt Nam lâu dài của người Pháp. Trong đó, Nhà hát Thành phố là một trong những công trình tiêu biểu.
Nói về công trình này, PGS.TS Phạm Xanh cho biết: Năm 1990, Charavy và Savelon đã trúng thầu xây dựng toàn bộ công trình Nhà hát Thành phố. Tháng 12/1902, Toàn quyền Đông Dương cho vay trước 100.000 đồng để xây dựng Nhà hát và mỗi năm hoàn trả một lần, kéo dài trong 10 năm. Đến năm 1911 công trình Nhà hát Thành phố hoàn thành, sau đó là việc chỉnh trang công trình kéo dài đến năm 1913. Sau khi khánh thành, Nhà hát Thành phố đêm đêm sáng đèn đón khán giả tới xem các chương trình biểu diễn từ âm nhạc đến kịch.

Tòa nhà bắc bộ phủ



Bắc Bộ Phủ là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc Kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945 tòa nhà được đổi tên lại là Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Kết thúc Chiến trang Đông Dương 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.
Kiến trúc đông dương

Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Louis Finot thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ).

Nhà hát lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris.
Góc nhà hát lớn hà nội

Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp.

Sẽ là chưa đủ khi nói về di sản kiến trúc xây dựng của Pháp ở Hà Nội mà không kể đến cây cầu Long Biên lịch sử. Với sự tài hoa, khéo léo của các kỹ sư, năm 1902, chiếc cầu sắt vĩ đại mang tên Paul Doumer, do Công ty Daydé & Pillé thiết kế và thi công với 19 nhịp, đặt trên 20 trụ, dài 2.500m (tính cả đường dẫn lên hai đầu cầu) đã hoàn thành. Ngay khi vừa ra đời, cây cầu đã minh chứng cho năng lực chế ngự thiên nhiên của con người và đi vào ca dao của người Tràng An: Hà Nội có cầu Long Biên/Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng.
Nhìn chung, ngay trong giai đoạn đầu xây dựng Hà Nội, phương pháp quy hoạch đô thị phương Tây được người Pháp áp dụng khá chặt chẽ. Những vị trí thuận lợi được dành cho các công thự, dinh thự; trường học, nhà thương cũng được xây dựng, đường xá được mở mang. Bước đầu, bộ mặt đô thị Hà Nội được thay đổi…
Theo các nhà nghiên cứu về lịch sử kiến trúc, nếu như trong giai đoạn ban đầu khi kiến trúc Pháp xâm nhập, xã hội Việt Nam lúc đó chưa có đầy đủ các điều kiện để tiếp nhận, nên kiến trúc Việt Nam bị lấn át và phải đón nhận một cách bắt buộc. Tuy nhiên, đến những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, kiến trúc Việt Nam đã có ảnh hưởng trở lại đối với kiến trúc Pháp. Quá trình giao lưu làm cho kiến trúc Việt Nam bước sang trang mới.

… đến sự giao thoa kiến trúc Việt-Pháp

Đáng chú ý, trong thời gian này, bản thân người Pháp, nhất là giới trí thức tiến bộ cũng nhận thấy rằng không thể “đề cao” văn hóa Pháp bằng cách áp đặt nguyên bản kiểu cách kiến trúc chính quốc vào một nước có truyền thống văn hóa lâu đời. Hơn nữa, sau một thời gian khai thác các công trình mang phong cách thuần tuý châu Âu cho thấy nó hoàn toàn không phù hợp về mặt khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Do đó, kiến trúc Pháp vào Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi để thích ứng với môi trường tự nhiên và hài hòa với văn hóa nước sở tại.Một trong những người ghi dấu ấn nổi bật theo xu hướng này là kiến trúc sư Ernest Hébrard.
Nói về kiến trúc sư tài hoa này, PGS.TS Philippe Le Failler, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội cho biết: Tới Hà Nội vào năm 1921, Ernest Hesbrard chủ trương đổi mới và đoạn tuyệt với quy tắc tái hiện những xu hướng kiến trúc đang thịnh hành ở chính quốc vào miền nhiệt đới. Nếu ông không phải là người khởi xướng thì ông cũng là người đưa lý thuyết đối thoại giữa các nền văn hóa và ý tưởng kết hợp những yếu tố kiến trúc phương Đông với phương Tây tạo ra phong cách kiến trúc mới – phong cách kiến trúc Đông Dương, với những công trình nổi tiếng vẫn còn hiện diện như những biểu trưng của Hà Nội như: Đại học Đông Dương, Sở Tài chính Đông Dương (nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao), đặc biệt là Bảo tàng Louis Finot của Viện Viễn Đông Bác cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam).
Theo KTS Trần Quốc Bảo (giảng viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, ĐH Xây dựng): Mặc dù về mặt tổ chức không gian chức năng, Sở Tài chính Đông Dương được thiết kế hoàn toàn theo phong cách kinh điển của các toà nhà hành chính Pháp lúc bấy giờ. Nhưng về mặt xử lý kiến trúc, Hébrard đã khéo léo kết hợp với các hình thức kiến trúc phương Đông để tạo ra những nét bay bổng, hài hoà với cảnh quan. Trong đó, đáng chú ý nhất là cấu tạo bộ mái ngói với rất nhiều lớp mái lớn nhỏ cùng những ô văng dốc trên các cửa sổ. Hệ mái của công trình thực sự có ý nghĩa và che nắng chống chói, chống mưa hắt. Các lỗ thông hơi tổ chức trên sàn và sát trần bảo đảm thoát nhiệt tốt. Các chi tiết kiến trúc bản địa được xử lý nhuần nhuyễn. Công trình là một thành công lớn của Hébrard trong ý đồ tạo ra một hình loại kiến trúc kết hợp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cảnh quan khu vực.


Bộ ngoại giao phong cách kiến trúc đông dương
Trụ sở Bộ Ngoại giao (trước đây là Sở Tài chính Đông Dương)

Đặc biệt, Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử) xây dựng trong những năm 1928-1932 do kiến trúc sư Hébrand thiết kế là một thành công đầy ấn tượng của phong cách kiến trúc Đông Dương. Hệ thống mái chồng mái, cửa thông gió, lấy sáng được đặc biệt lưu ý và kết hợp khéo léo với nhiều chi tiết kiến trúc Á Đông. Hệ thống cây xanh được kéo từ vườn hoa phía trước vào sâu trong sân Bảo tàng làm cho công trình dường như mọc lên từ khối cây xanh nhiệt đới.
Cùng với việc xây dựng các công trình kiến trúc tiêu biểu như trên, người Pháp còn xây dựng Vườn Bách thảo, các quảng trường, các công viên, vườn hoa và các đài tưởng niệm mà đến giờ vẫn còn tác dụng.

Và những di sản quý giá cần trân trọng gìn giữ

Nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Hà Nội, PGS.TS Philippe Le Failler cho biết: Không kể khu 36 phố phường thì Hà Nội những năm 1930 là một thành phố mới, được sắp đặt theo những quy tắc quy hoạch đô thị và những chuẩn kiến trúc hiện đại nhất của thế giới thời bấy giờ. Là trung tâm quyền lực thuộc địa, người Pháp muốn Hà Nội phải thể hiện được sức mạnh của mình. Vì vậy các công trình công khi được xây dựng vừa phải bảo đảm phục vụ công việc chung, vừa phải tạo ra những chuẩn mực, uy thế và thể hiện sự trang trọng. Chúng phải phô bày sự vĩ đại và tạo dấu ấn thẩm mỹ trong lòng người.
Điều dễ nhận thấy là những công trình công được xây dựng trong giai đoạn này thường vút lên trên một khoảng không gian rộng rãi và thuận lợi về giao thông. Giữa không gian thoáng đãng, đây đó nổi lên một công trình cao lớn, nguy nga và người ta có thể hình dung ra người qua đường hồi đó thấy chúng thật hùng vĩ.
Theo PGS.TS Philippe Le Failler, ngày nay Hà Nội đang từng ngày thay da đổi thịt nhưng đa số các tòa nhà công sở được xây dựng từ thời Pháp thuộc vẫn được gìn giữ cẩn thận và hầu như không hề thay đổi. Điều này chứng tỏ chính quyền rất quan tâm đến việc bảo tồn di sản kiến trúc cho dù nó được du nhập và xưa kia đã từng bị áp đặt. Nó cũng chứng tỏ rằng những người dân thành thị đã thích ứng với những yếu tố kiến trúc du nhập từ nước ngoài và đưa chúng vào thế giới tưởng tượng, đồng thời biến chúng thành di sản của mình.


Phong cách kiến trúc Đông Dương
Tháp nước Hàng Đậu là công trình cấp nước sinh hoạt có từ thời Pháp thuộc xây dựng trên ngã 6 phố Hàng Đậu – Hàng Than – Quán Thánh – Hàng Lược – Hàng Giấy – Phan Đình Phùng. Tháp nước này do người Pháp xây dựng bằng đá phá thành Hà Nội vào năm 1894, nhiều người lầm tưởng đó là lô cốt nên cái tên ‘Bốt Hàng Đậu’ trở nên quen thuộc từ đó tới nay.

Có thể nói, trong toàn bộ di sản kiến trúc Thăng Long-Hà Nội có một phần di sản văn hoá Pháp. Việc người Pháp phá thành Hà Nội, hủy bỏ cấu trúc đô thị thời phong kiến là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận những gì người Pháp làm được cho Hà Nội về kiến trúc, quy hoạch. Vượt qua những biến cố lịch sử, những công trình tiêu biểu mà người Pháp để lại là những di sản văn hoá quý giá và chúng ta cần trân trọng gìn giữ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cải tạo sửa chữa nhà anh Dậu Cổ Nhuế

Cải tạo sửa chữa nhà cũ anh Dậu Cổ Nhuế Anh/Chị Dậu - Hương xây nhà, thiết kế và đóng đồ nội thất từ năm 2010 với một đơn vị thiết kế và thi công khác. Quá trình sử dụng Anh Chị thấy phát sinh nhiều vấn đề bất cập ngoài ý muốn. Yếu tố thẩm mỹ: người nhìn có thể cảm nhận một không gian thiếu đi sự thông nhất, không toát lên được thần thái riêng. Bởi từng món đồ nội thất trong gia đình như được mua từ những nơi khác nhau. Cách sử lý màu sắc thiếu tính hài hòa đồng bộ.   Tủ bếp và bộ bàn ghế ăn là đặt hàng nhưng thực sự đây là hàng đóng sẵn số lượng lớn để bán ngoài thị trường   Kệ tivi và hệ trang trí xung quanh được thiết kế mang phong cách của những thập niên 2000 Bộ sofa nỉ trung tâm phòng khách nhập khẩu sau khi sử dụng 1 năm chị Hương tâm sự: " Chị thực sự cảm thấy khó chịu khi sử dụng bộ sofa này nhất là khi mùa hè nóng bức, hay mùa khô bụi bặm. " Anh/Chị tìm hiểu đồ gỗ phong cách Đông Dương của Bois Indochinois với mong muốn đưa nghệ thuật vào không gi

Bộ sưu tập ảnh nude nội thất nghệ thuật sexy của nhiếp ảnh gia châu Á

Rầm rộ bộ ảnh khỏa thân cực nét của DQD Vừa qua bộ ảnh nude nghệ thuật các cô gái khỏa thân Full HD có che của Dương Quốc định đã làm rầm rộ cộng đồng mạng bởi tài năng của mình. Với nhiều góc cạnh của thiên nhiên, DQD thành công trong việc chụp khỏa thân thiếu nữ hòa mình vào thiên nhiên. Thành công vượt trội trong việc chụp khỏa thân các thiếu nữ hồn nhiên và trong sáng cùng với thiên nhiên. Người mẫu Nude chỉ đẹp là chưa đủ, cái chủ yếu là phải thể hiện được phần ” hồn ” vào trong những bức ảnh nghệ thuật này. Chụp ảnh khỏa thân chính là khám phá, ca ngợi và tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện mà tạo hóa đã ban tặng riêng cho con người, đặc biệt là phụ nữ. Và vấn đề hủy hoại môi trường đang là một trong những vấn đề lớn hiện nay nên những tấm ảnh này khá được lòng mọi người. Cực kì thanh công và hạnh phúc trong việc thể hiện được cái ” đẹp”, được mọi người công nhận và hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt. Những ý tưởng vô

Robot sex robot tình dục sẽ thay con người làm "chuyện ấy"

Một chiến dịch đã được đưa ra kêu gọi một lệnh cấm trên sự phát triển của robot có thể được sử dụng cho quan hệ tình dục. Robot sex, robot tình dục một sử dụng đó của công nghệ này là không cần thiết và không mong muốn, cho biết lãnh đạo chiến dịch tiến sĩ Kathleen Richardson. búp bê tình dục đã có trên thị trường đang trở nên phức tạp hơn và một số bây giờ đang hy vọng để xây dựng trí thông minh nhân tạo vào sản phẩm của họ. Những người làm việc trong lĩnh vực này nói rằng có một nhu cầu đối với các robot như vậy. Tiến sĩ Richardson, một nhà đạo đức học Robot tại Đại học De ​​Montfort ở Leicester, muốn nâng cao nhận thức về vấn đề này và thuyết phục những robot tình dục phát triển để suy nghĩ lại cách công nghệ của họ được sử dụng. "Robot sex dường như tập trung phát triển trong ngành công nghiệp robot và các mô hình mà họ vẽ trên - làm thế nào họ sẽ xem xét, những gì vai trò của họ sẽ chơi - rất đáng lo ngại thực sự", bà nói với BBC. Cô tin rằng họ củng cố các khuôn m