Chuyển đến nội dung chính

PHỐ PHÁP Ở HÀ NỘI

Không ít biệt thự, những công trình tạo nên dấu ấn cho khu phố Pháp đã bị dỡ bỏ và thay thế bằng các tòa nhà cao tầng là nỗi băn khoăn của nhiều nhà quy hoạch, bảo tồn hiện nay.

Ngày 21/12, Hội Hữu nghị Việt - Pháp và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Văn hóa - kiến trúc Pháp với thủ đô Hà Nội”.
TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm nhận xét, khu phố Pháp góp phần không nhỏ tạo nên nét hấp dẫn, sắc thái rất riêng cho Hà Nội, đã tạo nên nét đặc trưng mà không phải đô thị nào cũng có, kể cả đô thị ở Pháp.
Theo ông Nghiêm, trên nền của quy hoạch hiện đại châu Âu, khi xây dựng ở Hà Nội, người Pháp đã có sự kết hợp yếu tố truyền thống, điều kiện khí hậu, phong tục tập quá Á Đông, cảnh quan tự nhiên… Nhờ vậy mà khu phố Pháp đã có giá trị cả về kiến trúc đô thị. Trong đó, cây xanh, mặt nước là những thành phần rất được chú trọng. Nhiều khu vực như vườn Bách Thảo, các vườn hoa, quảng trưởng, không gian quanh hồ Gươm, cây xanh trên hè phố trở thành đặc trưng cho đô thị Hà Nội.
nha-hat4-1349264535_480x0.jpg
Nhà hát lớn Hà Nội vẫn giữ được nét kiến trúc Pháp. Ảnh: Hoàng Hà.
Cũng đánh giá cao về quy hoạch mà người Pháp đã thực hiện, PGS-KTS Trần Hùng, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc, cho rằng đường trong khu phố Pháp tính đến nay đã qua gần một thế kỷ sử dụng nhưng vẫn thỏa mãn được nhu cầu đi lại, mà không hề bị lạc hậu, rất ít bị tắc nghẽn, đó là tầm nhìn đô thị.
Tuy nhiên, các chuyên gia quy hoạch kiến trúc lo ngại rằng khu phố Pháp là khu vực có vị trí lý tưởng do điều kiện môi trường sống, giao thông, khả năng sinh lời nên lôi cuốn các nhà đầu tư khai thác, tăng hiệu quả sử dụng đất. Không ít biệt thự, những công trình tạo nên dấu ấn cho khu phố Pháp, đã bị dỡ bỏ và thay thế bằng những công trình cao tầng hiện đại. Nhiều tòa nhà của nhà nước song đã được hợp thức hóa thành sở hữu riêng và được xây lại theo kiến trúc mới...
Theo TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm, thành phố Hà Nội cần xác lập khu phố Pháp với phân khu cụ thể để có thái độ ứng xử phù hợp. Ô phố hoặc cả đường phố được bảo tồn kết hợp với cải tạo, chỉnh trang, di dời công trình không hợp lý để bổ sung chức năng mới nhằm nâng cao chất lượng sống.
Nhiều chuyên gia cho rằng, khu phố Pháp cần được nghiên cứu, nhìn nhận một cách kỹ lưỡng, rõ ràng hơn nữa trong bối cảnh có nhiều yêu cầu, tác động mới. Trong đó phải kể đến việc điều chỉnh về chức năng một số lô đất để tạo được mạng lưới công trình công cộng, dịch vụ thương mại cho phù hợp với yêu cầu thực tế như khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại. Bên cạnh đó là việc một số khu sản xuất không còn thích hợp, gây ô nhiễm môi trường được di chuyển dành lại quỹ đất cho mục đích sử dụng khác, phù hợp hơn.
Năm qua, Pháp đã tài trợ cho Hà Nội thực hiện dự án hợp tác về nghiên cứu bảo tồn và phát triển khu phố Pháp tại phía nam quận Hoàn Kiếm. Theo nhận định của các chuyên gia Pháp, một số biệt thự đã được tư nhân cải tạo rất cẩn thận và chuyển đổi chức năng phù hợp, làm khách sạn, nhà hàng. Những sáng kiến bảo tồn này cần được khuyến khích, bởi sẽ góp phần gìn giữ di sản, đồng thời vẫn hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, có một số trường hợp cải tạo không được quản lý nên không thu được kết quả khả quan. Những gam màu tiêu biểu trong khu phố là tường vàng và cửa sơn xanh, thường không được tôn trọng. Phổ biến hơn cả chính là các biển hiệu của các cửa hàng có kích thước quá to, quá lòe loẹt, đôi khi che khuất toàn bộ mặt tiền của công trình. Vì vậy, theo nhóm nghiên cứu, trong quy định hướng dẫn cần nêu rõ những gam màu và tông màu phù hợp, chỉ cần một vài quy định đối với các biển hiệu cũng đã đủ để cải thiện đáng kể cảnh quan đô thị.

Trong quá trình phát triển của Hà Nội thời cận đại, “khu phố Pháp” để lại những dấu ấn đặc biệt. “Khu phố Pháp” đã trở thành một phần của Hà Nội, là một trong những di sản quý của văn hóa Thủ đô.
Cuối phố Tràng Tiền – tên thời Pháp thuộc là Rue Paul Bert.
1.Từ năm 1888, người Pháp bắt đầu tiến hành quy hoạch xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, hành chính ở miền Bắc Việt Nam của chính quyền thuộc địa. Khu phố Pháp ở Hà Nội – ngày nay vẫn được nhiều người quen gọi là khu phố “cũ” để phân biệt với khu phố “cổ” – hình thành và phát triển chủ yếu trong thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1954 – khi binh lính và chính quyền thực dân của Pháp rút khỏi Hà Nội theo Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Qua các bản đồ và các số liệu quy hoạch còn lưu giữ được, tổng diện tích khu phố Pháp tồn tại tới nay có quy mô khoảng 800 ha với 3 khu vực, chủ yếu trên địa bàn hai quận: Ba Đình và Hoàn Kiếm, một phần thuộc quận Hai Bà Trưng. Khu phố Pháp ở khu Ba Đình nằm ở phía Tây khu thành cổ, được xây dựng từ năm 1888 đến năm 1920 có diện tích khoảng 230 ha. Khu phía Đông hồ Trúc Bạch có diện tích khoảng 80 ha. Khu phía Nam khu phố cổ (phía đông và tây nam Hồ Gươm) có diện tích khoảng 470ha.
Nếu chia theo thời gian, có thể thấy rõ hai giai đọan phát triển của khu phố Pháp: Giai đọan 1 từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1920; giai đoạn 2 từ năm 1920 đến năm 1954. Giữa giai đọan này có một sự gián đoạn trong những năm 1945 – 1946.
Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1920, người Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương. Ở Hà Nội, cơ sở hạ tầng cho công cuộc khai thác thuộc địa như các công trình bưu điện, ngân hàng, điện, nước sạch, giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ… cũng như trụ sở các cơ quan công quyền và nhà ở cho công chức cũng lần lượt được xây dựng.
Đại học Đông Dương .
Bảo tàng lịch sử.
Ở Hà Nội, người Pháp bắt đầu xây dựng các công trình công cộng, các khu biệt thự đầu tiên trong khu phố Tây. Các công trình này được thiết kế theo phong cách Tân cổ điển, cũng đang thịnh hành ở Pháp. Bố cục dựa trên quy luật đối xứng nghiêm ngặt, nhấn mạnh khu vực trung tâm và hai khối bên cạnh của toàn quần thể. Các công trình tiêu biểu thời kỳ này là Phủ Toàn quyền (xây dựng năm 1902) nay là Phủ Chủ Tịch, Nhà hát lớn, Dinh thống sứ, Tòa án tối cao… Các công trình này được tạo dựng dưới bàn tay chỉ đạo của kiến trúc sư Henri-Auguste Vildieu.
Ngoài ra có thể kể đến: Nhà học biệt thự sát hồ (xây dựng năm 1909) nay là trường Trung học Chu Văn An; Trường Trung học Albert Sarraut (xây dựng năm 1919) nay là Văn phòng Trung ương Đảng… Trong giai đoạn sau có thêm các công trình: Nhà thờ Cửa Bắc – xây dựng năm 1925; Nhà Tài chính và Trước bạ – xây dựng trong những năm 1925 – 1930 – nay là trụ sở Bộ Ngoại giao; Câu lạc bộ thể thao Pháp – xây dựng năm 1930 – rồi trở thành câu lạc bộ Ba Đình, nay đã nằm trong khuôn viên khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long và không còn dấu tích hiện hữu trên mặt đất; Các biệt thự là trụ sở của 11 Đại sứ quán các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây; Câu lạc bộ Thủy quân – xây dựng năm 1939 – nay là trụ sở Tổng cục Thể dục Thể thao…
Khu phía Đông hồ Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc có giá trị như: Tòa thị chính thành phố – xây dựng trong khỏang mười năm (1897-1906) – nay là Ủy ban nhân dân thành phố; Phòng Thương mại và Nông nghiệp – xây dựng từ năm 1897 đến năm 1907 – nay là Bưu điện Quốc tế Bờ Hồ; Các kiến trúc trên phố Paul Bert này là phố Tràng Tiền; Nhà hát lớn – xây dựng từ năm 1901 đến 1910; Tòa án tối cao – xây dựng năm 1912; Dinh thống sứ (Bắc Bộ phủ) – xây dựng năm 1918 – nay là Nhà khách Chính phủ… Ngoài ra còn có các công trình công cộng phục vụ cho bộ máy chính quyền như: ga Hàng Cỏ – xây dựng năm 1902 – nay là Ga xe lửa Hà Nội; Công ty xe lửa Đông Dương và Vân Nam nay là Trụ sở Tổng công đoàn Việt Nam; Bệnh viện K-radium.
Khu phía Tây hồ Hoàn Kiếm có Nhà thờ lớn – xây dựng từ 1883 đến 1891; Tòa soạn báo Hà Nội mới (44 Lê Thái Tổ); trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm…và khu phố của bà con công giáo cuối thế kỷ XIX ở khu vực các phố Nhà Chung, Nhà Thờ… xung quanh Nhà thờ lớn (quận Hòan Kiếm).
Một biệt thự ở phố Lý Thường Kiệt.
Bên cạnh những công trình lớn được xây dựng làm trụ sở cho những cơ quan công quyền và những cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho một đô thị lớn, có tính đầu não ở miền bắc Đông Dương, khu phố Pháp là khu vực nhà ở dành cho tầng lớp công chức người Pháp và một số ít công chức cao cấp người Việt ở Hà Nội. Đường nét cơ bản dễ thấy trên diện mạo của những khu phố này là những khu biệt thự riêng biệt. Được quy hoạch trên các tuyến phố vuông vắn như bàn cờ.
Một biệt thự ở phố Thợ Nhuộm.
Phía Nam hồ Hoàn Kiếm có gần 100 biệt thự lớn trên các phố Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền…, là nơi ở của các quan chức cao cấp người Pháp, Việt, một số ít thương gia.
Về cấu trúc, khu phố Pháp được thiết kế theo hai trục cơ bản là Bắc – Nam và Đông – Tây. Đường phố rộng và vỉa hè lớn. Những công trình công cộng lớn như Nhà hát lớn, ga Hàng Cỏ, Đại học Dược, Ngân hàng Nhà nước được bố trí làm điểm nhấn. Các phố nằm trên trục Bắc – Nam kết nối các khu vực không gian lớn với nhau (khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm, khu vực quanh hồ Thiền Quang).
Trong quy hoạch tổng thể của khu phố Pháp, cây xanh và hồ nước là những điểm nhấn quan trọng. Trong vườn các khu biệt thự đều có cây xanh . Cây xanh được trồng dọc hai bên phố tạo thành một mạng lưới theo ô bàn cờ. Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch, hồ Tây, hồ Thiền Quang là những điểm nhấn trong cảnh quan kiến trúc đô thị. Các hồ đó đóng vai trò quan trọng trong đồ án quy hoạch đô thị của thành phố – cả trong việc tiêu thóat nước và cân bằng môi trường sinh thái.
Các biệt thự dành để ở được xây theo lối kiến trúc Pháp. Nhà có tầng hầm, tường xây dày 33cm, hệ thống cửa trong kính ngoài chớp, mái dốc. Tường vàng, cửa sơn xanh là những gam màu tiêu biểu. Tường rào chạy thẳng hàng dọc theo hè phố. Bờ tường thấp có hàng rào sắt ở trên là một trong những đường nét đặc trưng khi ngắm nhìn các biệt thự trong khu phố Pháp.
Những công trình được xây dựng trong thời kỳ này có vẻ như chưa thích nghi với các điều kiện bản địa, thiếu sự hài hòa với không gian chung của Hà Nội. Tuy nhiên, sự thống nhất và triệt để trong việc sử dụng phong cách cổ điển đã tạo ra cho Hà Nội những biến đổi căn bản về hệ thống các công trình công cộng và không gian đô thị. Người Hà Nội đã dần quen với một diện mạo đô thị mới, được quy hoạch và phát triển có tính toán chứ không phải là những phường, những phố hình thành tự nhiên do nhu cầu và tự phát do điều kiện địa lý như đã từng diễn ra ở khu phố cổ trong thời trung đại.
Những năm từ 1920 đến 1954, các kiến trúc sư Pháp tiếp tục xây dựng thêm nhiều công trình công cộng, cơ sở hạ tầng và biệt thự ở Hà Nội như: Đại học Đông Dương, Sở Tài chính, Bảo tàng Viễn Đông Bác cổ, Nhà thờ Cửa Bắc, Viện Pasteur, Câu lạc bộ Thủy quân, trụ sở hãng Shell – xây dựng trong những năm 1925-1930 – nay là trụ sở Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường; Đại học Đông Dương – được xây dựng trong những năm 1923-1926 – nay là Đại học Tổng hợp, Viện Pasteur – hoàn thành năm 1930 – nay là Viện Vi trùng học; Khu Đông Dươn học xá – xây dựng năm 1942 – nay là Khu Đại học Bách Khoa…
Trong quy hoạch đô thị xuất hiện một phong cách kiến trúc mới – kiến trúc kết hợp. Trên nền quy hoạch đô thị kiểu châu Âu, các kiến trúc sư người Pháp, người Việt có những giải pháp nhằm tạo lập không gian, cảnh quan phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục của địa phương.
Những công trình mới trong khu phố Pháp đã được “nhiệt đới hóa” cho thích hợp hơn với khí hậu Hà Nội: nhà có tầng hầm, tường dày, mái có khỏang không lớn để tăng khả năng cách nhiệt, chống nóng… Cây xanh được trồng thêm trên các phố. Nhiều giống cây mới được nhập và trồng thích hợp ở Hà Nội. Khu phố Pháp trở thành một quần thể đô thị tương đối đồng nhất về phong cách kiến trúc.
Còn nhiều biệt thự cũ được bảo tồn tốt trên đường Điện Biên Phủ.
2. Sau năm 1954, khu phố Pháp ở Hà Nội trải qua nhiều biến cố. Khi người Pháp chấm dứt sự hiện diện về hành chính và quân sự ở Hà Nội, toàn bộ khu phố Pháp thuộc sở hữu của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Công sở trước kia của chính quyền thuộc địa nay được sử dụng là nơi làm việc của chính quyền mới. Một phần trong số các biệt thự cũng được sử dụng làm công sở. Một phần khác được chia cho các cán bộ cao cấp dùng làm chỗ ở. Cho đến năm 1986, trong số 500 biệt thự thì có 435 được dùng làm nhà ở. Theo thống kê về quyền sở hữu: Trong số này, 368 biệt thự thuộc quyền sở hữu nhà nước, 53 là biệt thự tư nhân, và 20 là hỗn hợp.
Ở các biệt thự được dùng làm nhà ở, theo thời gian, dân số trong các khu biệt thự này tăng lên. Các cán bộ đưa gia đình mình từ các địa phương khác về sống tại những ngôi biệt thự được chia đó và thế hệ thứ hai rồi thứ ba nối tiếp nhau ra đời trên diện tích ở được phân phối ban đầu. Diện tích ở bình quân trên đầu người trong những khu biệt thự giảm dần. Năm 1954, bình quân một người sử dụng 4,84m nhà, năm 1960 chỉ còn 3,9m, năm 1984 là 3,04m[1]và hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng chắc chắn còn thấp hơn nhiều. Các biệt thự cũ không còn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người sử dụng nó. Tại các khu biệt thự này, người ta buộc phải tìm nhiều cách khác nhau để cải thiện điều kiện ở của mình. Biện pháp đơn giản nhất là xây thêm những phần công trình mới trên khỏang không gian còn lại của khuôn viên biệt thự hoặc cơi nới thêm gác, tầng xép. Kèm theo việc xây dựng là việc lắp đặt thêm các thiết bị mới trong nội thất: máy điều hòa nhiệt độ, bồn tắm hiện đại, bình nước nóng lạnh. Các biệt thự bị biến dạng, méo mó, mất đi giá trị ban đầu.
Một biệt thự cũ trên phố Quán Thánh đã được cải tạo để cho thuê.
Với những biệt thự được trưng dụng làm công sở tình hình cũng diễn ra tương tự. Cùng với thời gian, khối lượng công việc, số lượng phòng ban và nhân viên tăng lên khiến người ta phải ngăn nhỏ, xây thêm để tăng thêm số phòng. Sau một thời gian dài sử dụng nhưng ít được duy tu bảo dưỡng, nhiều công sở trở nên chật chội và lần lượt xuống cấp khiến người ta nghĩ đến phương án phá đi để xây một trụ sở mới với kiến trúc hiện đại trên diện tích cũ.
Từ năm 1986 đến nay, cấu trúc của các khu phố Pháp ở Hà Nội đã thay đổi. Ngoài sự xuống cấp của các công trình thì chức năng của chúng cũng được sử dụng vào những mục đích mới. Trong những năm gần đây, trước sự xuống cấp và mai một của “khu phố Tây” và nhu cầu buôn bán của thị trường, đã xuất hiện các xu hướng xây dựng để đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác nhau, để nâng cao “hiệu quả kinh tế” của các khu biệt thự cũ.
Người ta phá đi một phần của khu biệt thự – những phần tiếp giáp với đường phố – để cải tạo thành cửa hàng, thỏa mãn nhu cầu kinh doanh của người sử dụng. Nhiều bức tường bao quanh được phá đi và các khu vườn của các biệt thự được biến thành các cửa hàng, quán ăn, quán cà phê. Dễ thấy nhất ở các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm – nơi kinh doanh buôn bán nhộn nhịp với nhiều loại mặt hàng khác nhau nhưng phố biến nhất là hàng điện tử gia dụng. Nhiều ngôi biệt thự bị phá đi hoàn toàn để xây những building hiện đại làm văn phòng cho thuê. Số lượng biệt thự dùng để ở ngày càng giảm vì xu hướng “phá dỡ” này vẫn đang tiếp tục.
Một xu hướng khác tìm đến nhu cầu và thị hiếu của những khách hàng cao cấp muốn sống và làm việc trong những ngôi nhà kiểu châu Âu cũ. Nhiều ngôi biệt thự – bằng nhiều cách và nhiều con đường khác nhau – đã được sửa chữa, khôi phục lại hình dáng và cấu trúc ban đầu. Việc tu sửa này trước hết nhằm mục đích kinh doanh (cho tư nhân thuê để kinh doanh như mở các nhà hàng, khách sạn, văn phòng) với mức giá cao – nếu so sánh với những công trình có cùng mục đích ở những địa điểm khác ở Hà Nội. Xu hướng này không rầm rộ như xu hướng thứ nhất song cũng đã xuất hiện nhiều trên những đường phố thuộc khu Ba Đình.
Quá trình du nhập của kiến trúc Pháp ở Hà Nội diễn ra từ cưỡng bức (trong buổi đầu) đã dần chuyển hóa mềm mại và tìm đến những đặc trưng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và xã hội của Hà Nội. Mỗi công trình đều mang trong nó dấu ấn thời đại và dấu ấn của các cá nhân đương thời.
Từ khi hình thành cho đến nay, khu phố Pháp đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, song hành cùng những thăng trầm của lịch sử Thủ đô và đất nước. “Khu phố Pháp” sống trong lịch sử cận đại và hiện đại của Hà Nội, đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Hà Nội. Nó cũng cần được nhìn nhận như một di sản văn hóa của Hà Nội, đặc biệt là văn hóa kiến trúc đô thị, và cần được đầu tư để bảo tồn trên nhiều phương diện – như người ta đã nhấn mạnh với “khu phố cổ”.
Quỹ di sản ấy cần có được các tiêu chí nhận diện chính xác và đặt ra các phương thức ứng xử phù hợp phục vụ cho mục tiêu bảo tồn, cải tạo./.
Bài Ngữ Thiên
Ảnh tư liệu và Ngữ Thiên

[1] Anne Koperdraat, Hans Schenk: “Tàn dư thuộc địa lúc giao thời: Người Hà Nội ở “khu phố Pháp”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất, Hà Nội, 1998, Tập 4; trang 369.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cải tạo sửa chữa nhà anh Dậu Cổ Nhuế

Cải tạo sửa chữa nhà cũ anh Dậu Cổ Nhuế Anh/Chị Dậu - Hương xây nhà, thiết kế và đóng đồ nội thất từ năm 2010 với một đơn vị thiết kế và thi công khác. Quá trình sử dụng Anh Chị thấy phát sinh nhiều vấn đề bất cập ngoài ý muốn. Yếu tố thẩm mỹ: người nhìn có thể cảm nhận một không gian thiếu đi sự thông nhất, không toát lên được thần thái riêng. Bởi từng món đồ nội thất trong gia đình như được mua từ những nơi khác nhau. Cách sử lý màu sắc thiếu tính hài hòa đồng bộ.   Tủ bếp và bộ bàn ghế ăn là đặt hàng nhưng thực sự đây là hàng đóng sẵn số lượng lớn để bán ngoài thị trường   Kệ tivi và hệ trang trí xung quanh được thiết kế mang phong cách của những thập niên 2000 Bộ sofa nỉ trung tâm phòng khách nhập khẩu sau khi sử dụng 1 năm chị Hương tâm sự: " Chị thực sự cảm thấy khó chịu khi sử dụng bộ sofa này nhất là khi mùa hè nóng bức, hay mùa khô bụi bặm. " Anh/Chị tìm hiểu đồ gỗ phong cách Đông Dương của Bois Indochinois với mong muốn đưa nghệ thuật vào không gi

Bộ sưu tập ảnh nude nội thất nghệ thuật sexy của nhiếp ảnh gia châu Á

Rầm rộ bộ ảnh khỏa thân cực nét của DQD Vừa qua bộ ảnh nude nghệ thuật các cô gái khỏa thân Full HD có che của Dương Quốc định đã làm rầm rộ cộng đồng mạng bởi tài năng của mình. Với nhiều góc cạnh của thiên nhiên, DQD thành công trong việc chụp khỏa thân thiếu nữ hòa mình vào thiên nhiên. Thành công vượt trội trong việc chụp khỏa thân các thiếu nữ hồn nhiên và trong sáng cùng với thiên nhiên. Người mẫu Nude chỉ đẹp là chưa đủ, cái chủ yếu là phải thể hiện được phần ” hồn ” vào trong những bức ảnh nghệ thuật này. Chụp ảnh khỏa thân chính là khám phá, ca ngợi và tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện mà tạo hóa đã ban tặng riêng cho con người, đặc biệt là phụ nữ. Và vấn đề hủy hoại môi trường đang là một trong những vấn đề lớn hiện nay nên những tấm ảnh này khá được lòng mọi người. Cực kì thanh công và hạnh phúc trong việc thể hiện được cái ” đẹp”, được mọi người công nhận và hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt. Những ý tưởng vô

Robot sex robot tình dục sẽ thay con người làm "chuyện ấy"

Một chiến dịch đã được đưa ra kêu gọi một lệnh cấm trên sự phát triển của robot có thể được sử dụng cho quan hệ tình dục. Robot sex, robot tình dục một sử dụng đó của công nghệ này là không cần thiết và không mong muốn, cho biết lãnh đạo chiến dịch tiến sĩ Kathleen Richardson. búp bê tình dục đã có trên thị trường đang trở nên phức tạp hơn và một số bây giờ đang hy vọng để xây dựng trí thông minh nhân tạo vào sản phẩm của họ. Những người làm việc trong lĩnh vực này nói rằng có một nhu cầu đối với các robot như vậy. Tiến sĩ Richardson, một nhà đạo đức học Robot tại Đại học De ​​Montfort ở Leicester, muốn nâng cao nhận thức về vấn đề này và thuyết phục những robot tình dục phát triển để suy nghĩ lại cách công nghệ của họ được sử dụng. "Robot sex dường như tập trung phát triển trong ngành công nghiệp robot và các mô hình mà họ vẽ trên - làm thế nào họ sẽ xem xét, những gì vai trò của họ sẽ chơi - rất đáng lo ngại thực sự", bà nói với BBC. Cô tin rằng họ củng cố các khuôn m